Hệ thống báo cháy tự động

Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát ra các tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các đầu dò (khói, nhiệt, lửa,…) hoặc bởi con người (thông qua nút nhấn khẩn cấp). Hệ thống phải hoạt động liên tục 24/24 giờ kể cả khi mất điện.

he-thong-bao-chay-tu-dong-1

1.Thành phần

Một hệ thống báo cháy tự động tiêu biểu sẽ có 3 thành phần như sau:

1.1. Trung tâm báo cháy

Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: bo mạch xử lý thông tin, bộ nguồn, ác quy dự phòng.

1.2. Thiết bị đầu vào (thiếi bị khởi đầu)

  • Đầu báo: báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa…
  • Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn).

1.3. Thiết bị đầu ra

  • Bảng hiển thị phụ.
  • Chuông báo động, còi báo động.
  • Đèn báo động, đèn exit.
  • Bộ quay số điện thoại tự động.

2. Nguyên lý hoạt động

Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín. Khi có hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn) nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy. Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông qua các zone) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn), các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.

3. Phân loại

he-thong-bao-chay-thong-thuong-2

3.1.Hệ báo cháy thông thường

Đặc điểm chính:

-Tủ báo cháy Quy ước có độ lớn từ 1 kênh (zone) đến trên 60 kênh.

-Các Zone bao gồm một vài hoặc tất cả thiết bị khởi đầu (như: đầu báo, nút nhấn, công tắc…) trong một khu vực hoặc một tầng của tòa nhà.

-Một số tủ báo cháy cho phép mở rộng dung lượng zone trong khi số khác thì không mở rộng được, điều này làm cho tính hữu dụng bị hạn chế khi một cơ sở muốn mở rộng thêm.

-Báo cháy, báo sự cố theo từng khu vực (zone) của tòa nhà.

-Mỗi Zone có thể là 01 phòng hoặc nhiều phòng gần nhau.

-Mỗi Zone cần một đường dây tín hiệu riêng nên số lượng dây về trung tâm báo cháy nhiều.

-Không thể biết chính xác thiết bị nào đã kích hoạt báo cháy hoặc bị sự cố trong Zone

Với tính năng đơn giản, giá thành rẻ, hệ thống báo cháy quy ước chỉ thích hợp lắp đặt tại các dự án có diện tích vừa hoặc nhỏ, số lượng các phòng không nhiều, nhà xưởng nhỏ…

Nhiều thiết bị được lắp trên cùng một khu vực (zone) nên khi xảy ra sự cố trung tâm chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị khu vực (zone) có sự cố, chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có sự cố. Điều này làm hạn chế khả năng xử lý, giám sát của hệ thống.

Hệ thống báo cháy loại này có 2 loại sử dụng điện áp khác nhau là 12VDC hoặc 24VDC. Về mặt lý thuyết cả hai loại này đều có tính năng kỹ thuật và công dụng như nhau. Nhưng, so với hệ thống báo cháy 24V thì hệ thống báo cháy 12V không mang tính chuyên nghiệp, loại 12V phải dùng đầu báo 4 dây kết hợp với trung tâm của hệ thống báo trộm với bàn phím lập trình. Trong khi hệ thống 24V là một hệ thống báo cháy chuyên dụng, khả năng truyền tín hiệu đi xa hơn, thường sử dụng đầu báo 2 dây và không bắt buộc phải có bàn phím lập trình.

Tuy nhiên, trung tâm báo cháy hệ 12V có giá thành thấp hơn so với trung tâm báo cháy hệ 24V.

  1. 2.Hệ báo cháy địa chỉ

Đặc điểm chính:

-Dung lượng điểm (địa chỉ) của hệ thống địa chỉ được xác định bởi số loop hay còn gọi là mạch tín hiệu (SLC – Signaling Line Circuits) của nó.

-Mỗi mạch loop cung cấp điện, thông tin liên lạc và giám sát tất cả các thiết bị kết nối với nó.

-Mỗi mạch loop có thể đáp ứng cho trên 100 thiết bị địa chỉ, tùy thuộc vào nhà sản xuất.

-Mỗi mạch loop có thể chứa nhiều loại thiết bị địa chỉ. Thiết bị không địa chỉ được kết nối vào mạch loop thông qua các module địa chỉ.

-Mỗi điểm trên mạch loop có một địa chỉ duy nhất khi lắp đặt.

-Giám sát được thực hiện từ Tủ điều khiển bằng quy trình thăm dò tới tất cả các thiết bị trong mạch loop.

-Tình huống báo cháy được hiển thị theo điểm, cho phép nhanh chóng tìm ra đám cháy.

-Có rất nhiều hệ thống hỗ trợ lập trình vào/ra mềm dẻo để kết nối (điều khiển) các thiết bị đầu vào với các đầu ra.

Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công trình lớn, được chia ra làm từng điểm (địa chỉ) độc lập, riêng biệt với nhau. Từng thiết bị trong hệ thống được giám sát bởi trung tâm báo cháy giúp cho phát hiện sự cố một cách nhanh chóng, rõ ràng và chính xác. Hệ thống cho phép điều khiển các thiết bị ngoại vi và các hệ thống khác trong tòa nhà khi có cháy.

he-thong-bao-chay-dia-chi-3

Đối tác

ĐỐI TÁC
FIRESCUE JAPAN TECHNOLOGY

http://firescue.co/

Advanced logo - CMYK
ADVANCED ELECTRONICS LTD

http://emea.advancedco.com/

catalogue-tomoken
TOMOKEN FIRE VIET NAM CO., LTD
wizmart-technology-inc-ea1ea-logo
WIZMART GROUP

http://wizmart.biz/

Hệ thống chữa cháy Sprinkler

he-thong-bao-chay-sprinkler-2-1

Hệ thống chữa cháy Sprinkler là loại hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hiện nay

Nó dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước.
Hệ Thống Sprinkler là mộthệ thống liên kết các đường ống chạy ngầm dưới đất và trên mặt đất, được thiết kế theo những tiêu chuẩn của công nghệ chữa cháy. Có thể bố trí một hoặc nhiều nguồn cấp nước tự động. Phần hệ thống nằm trên mặt đất là một mạng đường ống đượcthiết kế theo nguyên tắc ”tính toán thủy lực” hoặc nguyên tắc ”định cỡ đường ống”, và được lắp đặt bên trong một building, một công trình kiến trúc, hoặc một khu vực, mà nhìn chung, nó nằm cao qúa đầu, và trên đường ống ấy, những đầu sprinklers được bố trí sao cho khi phun nước ra, nó bao trùm một vùng không gian được tính toán trước. Van điều khiển mỗi riser của hệ thống được đặt trên riser hoặc trên đường ống cấp nước cho nó. Mỗi riser của hệ thống sprinkler gồm có một thiết bị kích hoạt báo động khi hệ thống khởi động vận hành chữa cháy.Thường thì hệ thống được kích hoạt bằng nhiệt phát ra từ đám cháy, và nó phun nước ra phủ trên khu vực có cháy.

he-thong-bao-chay-sprinkler-2

Có nhiều loại hệ thống Sprinkler:
Wet Pipe System Hệ Thống Có Nước. Là hệ thống sprinkler có các đầu sprinklers tự động được gắn vào hệ thống ĐƯỜNG ỐNG CÓ CHỨA SẴN NƯỚC, và nối kết với nguồn nước, nhờ đó, nước sẽ phun ra ngay lập tức, qua các sprinklers đã mở do nhiệt từ đám cháy phát ra kích hoạt.

Dry Pipe System (Hệ Thống Khô). Là hệ thống sprinkler có các đầu sprinklers tự động được gắn vào hệ thống ĐƯỜNG ỐNG CÓ CHỨA không khí hoặc nitrogen được duy trì bởi áp lực, và khi sprinklers đã mở do nhiệt từ đám cháy phát ra kích hoạt, khí bên trong đường ống thoát ra, cho phép áp lực nước làm mở dry pipe valve. Nhờ đó, nước chảy vào hệ thống đường ống, và rồi phun nước ra qua các sprinkler đã mở

Preaction System (Hệ Thống Kích Hoạt Trước). Là hệ thống sprinkler có các đầu sprinklers tự động được gắn vào hệ thống đường ống có chứa không khí, có thể có hoặc không có áp lực, và có một hệ thống báo cháy bổ sung được lắp đặt tại cùng những vị trí có đặt đầu sprinkler. Khi hệ thống báo cháy kích hoạt, nó sẽ mở van cho phép nước chảy vào hệ thống đường ống, và rồi phun nước ra qua các sprinkler đã mở.

Deluge System (Hệ Thống Hồng Thủy). Là hệ thống sprinkler dùng các đầu sprinklers mở sẵn được gắn vào một nguồn nước, qua một van mà van đó sẽ được mở do sự kích hoạt của một hệ thống báo cháy được lắp đặt tại cùng những vị trí có đặt đầu sprinkler. Khi van này mở, nước sẽ chảy vào hệ thống đường ống, và rồi phun nước ra qua tất cả các sprinklers đã lắp đặt.

Combined Dry Pipe-Preaction System (Hệ Thống Kết Hợp Hồng Thủy-Kích Hoạt Trước) Là hệ thống sprinkler có các đầu sprinklers tự động được gắn vào hệ thống đường ống có chứa không khí, có áp lực, và có một hệ thống dò cháy bổ sung được lắp đặt tại cùng những vị trí có đặt đầu sprinkler. Khi hệ thống dò cháy kích hoạt, nó sẽ kích các thiết bị nhả và rồi thiết bịi nhả này sẽ mở các dry pipe valvescùng lúc mà không mất áp lực không khí trong hệ thống. Việc kích hoạt hệ thống báo cháy cũng làm mở các van xả khí đặt ở điểm cuối của feed main. Các van xả khí, thông thường, sẽ được mở trước khi các đầu sprinkler mở. Hệ thống dò cháy đồng thời cũng hoạt động như một hệ thống báo động.

Kỹ năng sinh tồn khi gặp hỏa hoạn

  1. Phản ứng ngay khi có dấu hiệu hỏa hoạn (khói, mùi khét, hoặc chuông báo cháy, nếu có). Lấy một cái chăn trùm người lại (dày vừa phải để bạn dễ dàng di chuyển) và ra khỏi nhà ngay. Giày dép gì cũng được, đừng mất thời gian ngồi thắt dây đôi giày thể thao của mình vì bạn tiếc của hoặc nó trông hợp với bạn hơn. Đây không phải lúc quan tâm đến khía cạnh thời trang đâu nhé.
  2. Nếu cửa đang mở và đám cháy đang lan đến phòng bạn, hãy đóng cửa lại để  ngọn lửa không bén vào phòng ngay lập tức. Trong trường hợp này, hãy tuần tự tiến hành các bước sau:

– Cảm nhận sức nóng của cánh cửa. Nhớ, khi bạn sờ vào cửa để thử độ nóng, hãy thử bằng mu bàn tay chứ không phải lòng bàn tay. Mu bàn tay của bạn có nhiều dây thần kinh hơn, nó giúp bạn xác định độ nóng chính xác hơn mà không cần phải chạm hẳn vào bề mặt cửa. Hơn nữa, bề mặt cửa có thể làm phỏng da bạn mặc dù sờ có vẻ chưa nóng lắm. Hãy để dành lòng bàn tay và ngón tay bạn trên đường thoát ra ngoài.

– Nếu bạn cảm thấy phía dưới cửa chưa nóng, tốt quá. Mở cửa, từ từ thôi, quan sát xung quanh. Khói sẽ bay ở phía trên, vì thế, bình tĩnh nằm sát mặt đất và trườn ra ngoài. Bạn càng nằm sát đất bao nhiêu, bạn càng dễ thoát khỏi đám cháy bấy nhiêu. Khói phía trên không chỉ là khói mà còn là không khí bị hun nóng cực độ (có thể lên đến 1500 độ C đấy) và rất nhiều khí độc hại khác. Hơn 70% số người chết trong đám cháy là do hít phải khói này đấy. Hãy la lớn để mọi người còn kẹt trong nhà có thể đi theo bạn. Mau chóng hỗ trợ trẻ em, người già và phụ nữ trong gia đình ra ngoài nhanh nhất có thể.

minh-hoa-a
Hình minh hoạ cách thoát khỏi đám cháy của Trạm điện ngầm Tokyo – bò sát mặt đất chứ không đứng cao.

– Nếu cảm thấy cánh cửa nóng, chứng tỏ lửa đang tiến đến gần cửa và phía bên kia đang rất nóng. Đừng mở cửa, hãy tìm lối thoát khác, cửa thoát hiểm, cửa sổ v.v.

  1. Trong trường hợp bạn bị kẹt, hãy cố gắng đến được chỗ mà lực lượng cứu hỏa và cấp cứu có thể nghe hoặc thấy bạn. Bạn có thể lấy bất cứ vật dụng nào màu trắng và đặt/treo nó ở vị trí dễ thu hút sự chú ý. Không mở cửa sổ, oxy bên ngoài cửa sổ sẽ thu hút lửa từ cửa chính và làm bạn bị kẹt trong lửa. Lấy khăn hoặc bất cứ thứ gì bạn tìm được chặn phía dưới cửa chính để ngăn không cho khói bay vào phòng.
  2. Nếu bắt buộc phải nhảy từ cửa sổ, hãy tìm một cái gờ nào đó để bám vào, bạn có thể đi trên gờ, quay mặt vào bờ tường. Nhớ luôn đối mặt với bờ tường khi chui ra từ cửa sổ ở trên cao. Vì khi đó, bạn có thể dùng hết sức mình để bám vào tường và đáp đất một cách an toàn hơn. Tuy nhiên, lý tưởng vẫn là ngồi yên trong phòng, cách ly lửa bên ngoài bằng cửa phòng đóng chặt, chặn khói lan trong phòng, lấy bất cứ thứ gì bạn tìm thấy được che mũi và miệng bạn để lọc không khí và cầu nguyện ai đó sẽ đến cứu bạn.
  3. Như đã nói ở trên, cố gắng đừng hít phải khói. Áo, miếng vải, mền, bất cứ thứ gì có thể, làm ướt nó và đặt nó trên mũi và miệng bạn để bảo vệ chúng khi bạn trườn qua đám lửa. Việc này chỉ mất một phút hơn nhưng sẽ giúp bạn lọc rất nhiều khói bụi từ đám cháy gây nên đấy.
  4. Kêu gọi sự giúp đỡ ngay khi bạn ra khỏi đám cháy từ số điện thoại khẩn cấp 114 của lực lượng cứu hoả và nhờ hàng xóm giúp đỡ.
phòng cháy 1
Cố gắng không hít phải khí độc
  1. Trong trường hợp có ai đó mất tích, chỉ chạy ngược vào trong nhà khi tình huống đủ an toàn để bạn làm điều đó. Thông báo ngay với lực lượng cứu hỏa nếu bạn nghĩ ai đó vẫn còn bị kẹt trong nhà. Tương tự như vậy, khi mọi người đã ra khỏi nhà an toàn và đầy đủ, bạn cũng nên thông báo cho các anh ấy biết để không cử người vào kiểm tra nữa, giảm đáng kể nguy cơ thương vong cho các anh cứu hoả đấy.
  2. Kiểm tra xem có ai bị thương không. Nếu có, thông báo ngay với lực lượng cứu hỏa và gọi cấp cứu.
  3. Tránh xa khỏi căn nhà. Giữ khoảng cách an toàn giữa bạn và ngọn lửa để không bị thương do tàn lửa, gạch đá bắn ra.

Bạn cũng có thể áp dụng những tips sau của chúng tớ để giảm nguy cơ hoả hoạn nè, nhất là trong mùa hanh khô

– Luôn bảo trì thường xuyên và đặt các thiết bị an toàn ở nơi dễ tìm thấy, ví dụ bình cứu hoả, thang thoát hiểm. Đương nhiên là bạn phải học cách sử dụng chúng rồi. Kiểm tra bình cứu hoả định kỳ (khoảng 1 năm 1 lần) và thay thế nếu không còn sử dụng được nữa.

phòng cháy 2
Học cách sử dụng các thiết bị an toàn nhé!

– Nếu có thể, bạn hãy thiết kế sao cho phòng hoặc nhà bạn có hai lối thoát. Nếu lối thoát hiểm phụ của nhà bạn là cửa sổ, hãy chuẩn bị sẵn thang để có thể sử dụng ngay trong trường hợp khẩn cấp, bạn không muốn đến lúc lửa vây tứ phía còn phải đi tìm thang hay liều mạng nhảy từ tầng 5, 6, 7 xuống mặt đất, đúng không?

– Có kế hoạch và thực hành phương án thoát hiểm khi có trường hợp khẩn cấp với gia đình của bạn. Nếu có thể, hãy sắp xếp một địa điểm tập họp trước cho gia đình trong trường hợp khẩn cấp. Bạn sẽ không phải chạy đôn chạy đáo đi kiếm mọi người trong tình cảnh tinh thần hoảng loạn và thể xác mệt mỏi. Có thể bạn sẽ không bao giờ phải sử dụng đến (may mắn làm sao) nhưng không ai biết trước được điều gì. Cẩn tắc vô ưu, đúng không?

– Nếu có điều kiện, bạn có thể lắp thiết bị phát hiện khói, và cũng nhớ là kiểm tra và bảo trì thường xuyên nhé!

– Lau chùi các thiết bị trong nhà định kì nhằm giảm nguy cơ hoả hoạn.

Trong mọi trường hợp, điều quan trọng nhất là sự sống sót của bạn và người thân. Nhớ nằm lòng bí quyết thoát ra khỏi đám cháy chính là “dừng lại, nằm sát đất, lăn tròn, che mặt lại” và không hít khói. Đừng hoảng loạn, hãy cố gắng bình tĩnh hết sức, tìm cách giảm thiểu mức độ thương vong tối đa cho bản thân và gia đình.